Danh mục
Mâm quả đám cưới hỏi là phong tục mà bất cứ vùng miền ở Việt Nam đều có. Và trong mâm quả trong đám cưới miền Tây gồm những gì? Và bất cứ ai trước khi tổ chức đám cưới ở miền Tây đều phải tìm hiểu.
Theo phong tục ở miền Tây đám cưới luôn phải có đôi, có cặp, và những con số chẵn là những con số được xem trọng. Đặc biệt là số 6 và số 8; số 6 trong tiếng Hán là lục, mang ý nghĩa là lộc, số tám tiếng Hán là bát được gọi là phát ( phát tài, phát đạt). Mặc dù 2 con số đều mang đến may mắn, nhưng số 6 được lựa chọn nhiều hơn trong đám hỏi. Trong 6 mâm quả gồm có: mâm trầu cau, trà- rượu- nến; mâm bánh xu xê, mâm xôi, heo quay, và mâm hoa quả.
1.Mâm trầu cau cho đám cưới
Mâm trầu cau là lễ vật không thể thiếu ở bất kì vùng miền nào của Việt Nam. Và ” miếng trầu là đầu câu chuyện”, dùng miếng trầu để khởi đầu cho một câu chuyện tình yêu đẹp nên duyên vợ chồng. Trầu cau được chọn lựa, rửa sạch sẽ, sắp xếp thật gọn gàng và nhìn đẹp mắt, bố trí lá cau đặt bên trên, lá trầu xếp phía dưới xung quanh mâm. Lá trầu phải đủ 210 lá và 105 quả cau, không hơn không bớt, vì theo ý nghĩa của người miền Tây cặp số này mang ý nghĩa sinh sôi nảy nở, hạnh phúc viên mãn.

2. Mâm trà – rượu – nến cho đám cưới
Mâm thứ hai không thể thiếu trong mâm quả ở miền Tây là Trà-rượu-nến. Không đơn thuần chỉ là một lễ vật cưới hỏi. Mâm trà-rượu-nến mang ý nghĩa rất thiêng liêng, thể hiện sự hiếu thảo của con cái dành cho cha mẹ, ông bà tổ tiên.
Trà và mâm trầu cau được dùng khi hai họ ngồi nói chuyện xin cưới và rước dâu. Còn rượu và nến dâng lên bàn thờ tổ tiên, ông bà cầu xin tổ tin, ông bà chứng giám và xin những điều tốt đẹp và hạnh phúc cho cặp đôi trẻ.
Thông thường nhà trai sẽ lựa chọn nến và bình rượu có hình long phụng đặt lên bàn thờ nhà gái, sự chuẩn bị chu đáo này khiến cho tiệc cưới trở nên long trọng hơn
3. Mâm bánh xu xê cho đám cưới
Trong phong tục đám cưới tại Việt Nam sẽ có một mâm quả, ở mỗi vùng miền sẽ chọn một loại bánh đặc trưng cho vùng miền đó, ở miền Bắc thường sẽ chọn bánh đậu xanh, hoặc bánh phu thê. Ở miền Tây thì chọn bánh phu thê. Bánh phu thê tượng trưng cho trời đất, hay còn được gọi với cái tên là bánh âm dương. Theo quan niệm của ông bà ta thì khi chọn bánh phu thê sẽ có ý nghĩa là âm dương hòa hợp, cũng như đôi phu thê sẽ gắn kết tình cảm và bên nhau trọn đời.
Bánh được gói vuông vức trong lá dừa, có màu xanh tự nhiên rất đẹp. Trong mâm quả bánh cũng được sắp xếp gọn gàng, chồng lên nhau.

4. Mâm xôi trong lễ ăn hỏi

Xôi là món không thể thiếu trong mâm cỗ của người Việt , và trong mâm quả lễ cưới cũng không thể thiếu. Mâm quả của người miền Tây thường là xôi gấc màu đỏ. Mâm xôi mang ý nghĩa cầu chúc cho cặp đôi luôn ấm no, hạnh phúc đong đầy, màu đỏ của xôi tượng trưng cho màu may mắn.
6.Mâm hoa quả cho đám cưới
Mâm hoa quả ở miền Tây thường có các loại trái cây đặc trưng của miền Tây như: xoài, táo, nho, măng cụt, mãng cầu, đu đủ,… và sẽ không có các loại trái cây tên nghe không may mắn hoặc có vị đắng và chua như: chuối, lê, cam,… . Mâm hoa quả thể hiện sự ngọt ngào ” cầu đủ xài” mang đến sự may mắn cho cặp đôi, gặt hái được những trái thơm trong cuộc sống, đặc biệt là cầu gì được nấy.
7. Heo quay trong mâm quả miền Tây
Mâm heo quay được người dân miền Tây quan niệm rằng: heo quay sẽ mang lại sự hạnh phúc và may mắn, sự đằm thắm cho cặp đôi sau này, đặc biệt còn ý nghĩa cầu chúc cho cặp đôi sớm phát tài và có tin vui. Và mâm heo quay cũng là mâm không thể cưới trong mâm quả của lễ cưới hỏi.
8. Những nghi lễ trong đám cưới miền Tây
Ở miền Tây tổ chức đám cưới có 3 nghi thức: lễ dạm hỏi, đám nói và đám cưới; ngày trước ngoài ba nghi thức trên thì còn các lễ là lễ giá lời, lễ thông gia và lễ phải bái nhưng những lễ này đã không phù hợp với văn hóa hiện tại nên đã được lược bỏ đi.
Mâm quả miền Tây ở một số tỉnh có sự thay đổi nhỏ: mâm xôi có thể thay thế bằng bánh kem, mâm rượu có thể thay thế rượu truyền thống bằng một số rượu ngoại, mâm trái cây có thể thay thế bằng các loại trái cây nhập khẩu như táo mỹ, nho mỹ,…Những thay đổi này vẫn giữ những nét truyền thống của văn hóa Việt Nam, và góp phần giúp mâm quả trở nên phong phú hơn, đẹp mắt hơn.
Nghi lễ rước dâu bằng ghe thuyền ở một số vùng sông nước miền Tây: nhà trai và chú rể sẽ đi rước dâu bằng ghe thuyền, hoặc đi sang nhà cô dâu ăn cưới bằng ghe. Đây là hình ảnh quen thuộc, và thú vị được các chuyên gia chụp lại trong tiệc cưới miền Tây chắc chắn ai nhìn cũng muốn đến miền Tây để khám phá những phong tục thú vị này.