Phong tục cưới hỏi miền Bắc diễn ra như thế nào ?

Lễ lại mặt sau đám cưới

Tùy theo từng vùng miền mà phong tục lễ cưới hay ăn hỏi được thực hiện khác nhau. Khi đặc trưng của người miền Bắc là coi trọng và đề cao lễ nghi thì người miền Nam đơn giản hóa bớt các lễ nghi bớt. Vậy phong tục cưới hỏi miền Bắc có gì khác so với miền Nam? Cần chuẩn bị cho lễ cưới ở miền Bắc như thế nào cho thật chỉn chu?

Lễ dạm ngõ (lễ chạm ngõ)

Lễ dạm ngõ của người miền Bắc
Lễ dạm ngõ của người miền Bắc

Đây là buổi lễ đầu tiên trong “quy trình” tổ chức lễ cưới của phong tục cưới hỏi miền Bắc. Theo quan niệm của ông bà miền Bắc, lễ chạm ngõ hay dạm ngõ vô cùng quan trọng và không được phép bỏ qua. Để thực hiện lễ chạm ngõ, nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt để sang nhà gái thưa chuyện và xin phép gia đình nhà gái cho cả 2 chính thức qua lại với nhau.

Lễ chạm ngõ không cần lễ vật quá cầu kỳ, chủ yếu là sự đơn giản và ấm cúng để hai bên gia đình có thể cùng trò chuyện. Nhưng phải đảm bảo có đủ những lễ vật cần thiết như: trầu cau, chè, bánh kẹo, thuốc và số lượng của những món này phải là số chẵn.

Ngược lại, nhà gái sẽ chuẩn bị trà, bánh kẹo, trái cây, thuốc để tiếp đón gia đình nhà trai sáng. Sau khi trao lễ, nhà gái sẽ đặt những lễ vật đó lên bàn thờ gia tiên để thắp hương và sau đó cả hai cùng trò chuyện và đặc biệt là bàn bạc thủ tục cho lễ hỏi và lễ cưới sắp tới.

tham khảo thêm: chụp phóng sự cưới

Lễ ăn hỏi – sự thay đổi của phong tục cưới hỏi miền Bắc ngày nay

phong tục cưới hỏi miền Bắc hiện nay thay đổi như thế nào ?
Lễ ăn hỏi của miền Bắc hiện nay thay đổi như thế nào ?

Theo quy trình phong tục cưới hỏi miền Bắc trước đây thì lễ chạm ngõ xong sẽ đến lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ nạp tài. Thế nhưng để phù hợp với cuộc sống hiện đại khá bận rộn thì một số gia đình sẽ gộp lễ chạm ngõ, lễ xin cưới và lễ nạp tài lại thành một.

Trong ngày lễ ăn hỏi (đã bao gồm 3 nghi thức lễ như đã kể trên), nhà trai chuẩn bị 3 chục trầu và tráp ăn hỏi, số lượng tráp có thể là 5, 7, 9 hay 11 nhưng phải là số lẻ. Bên nhà trai và nhà gái chuẩn bị số lượng người để bê tráp tương ứng với số tráp đã chuẩn bị và đặc biệt những người phải còn độc thân. Ngoài ra, bên nhà trai cũng sẽ chuẩn bị tiền (được gọi là lễ vật nạp tài). Đây được xem như một lời cảm ơn công sinh thành và dưỡng dục của nhà chú rể đối với gia đình cô dâu.

tham khảo thêm: Thủ tục cưới hỏi miền Nam diễn ra theo những quy trình nào bạn có biết ?

Khi đến nhà gái, đàn trai trao tráp cho bên gái thì cặp nam nữ cũng trao nhau bao lì xì đỏ. Tráp ăn hỏi phải bao gồm các lễ vật như: trầu cau, chè, rượu, thuốc lá, bánh cốm, bánh dẻo, bánh nướng, bánh xu xê…. có thể có thêm heo quay và gạo.

Theo phong tục ăn hỏi miền Bắc, để bắt đầu lễ ăn hỏi, bố cô dâu và chú rể giới thiệu những người tham dự, trong khi số mẹ chú rể trao cho nhà gái 3 chục trầu đó. Sau đó nhà trai sẽ trao 3 phong bì tiền, 1 cái cho nhà nội cô dâu, 1 cái cho nhà ngoại cô dâu và còn lại đặt trên bàn thờ gia tiên. Cuối cùng, cô dâu và chú rể sẽ rót nước, mời trầu những người tham dự buổi lễ.

Lễ cưới (đón dâu)

Lễ rước dâu trong đám cưới miền Bắc

Lễ rước dâu trong đám cưới miền Bắc

Lễ cưới sẽ được tổ chức vào ngày lành tháng tốt mà cả 2 gia đình lựa chọn và thống nhất trước đó, thông thường lễ cưới diễn ra sau lễ ăn hỏi từ 3 ngày đến 1 tuần. Đây cũng là nghi lễ quan trọng nhất của của phong tục cưới hỏi miền Bắc nói riêng và của người Việt Nam nói chung, từ đây nhà trai chính thức đón cô dâu về và trở thành 1 thành viên trong gia đình.

Lễ rước dâu

“Đi hơn về kém” chính là nguyên tắc rước dâu mà nhà trai phải luôn lưu ý. Nghĩa là nhà trai phải đi giờ hơn và vào nhà gái phải là giờ kém. Đại diện bên nhà trai đi trước cùng với người mang lễ vật để vào nhà gái.

Lễ đón dâu

Nhà trai chuẩn bị 1 mâm lễ và phong bì, số tiền trong phong bì có thể do nhà gái quyết định hoặc nhà trai tự chuẩn bị. Phong bì có ý nghĩa thể hiện sự kính trọng của nhà trai muốn đóng góp 1 phần chi phí cho lễ cưới. Tiếp đến, chú rể sẽ vào phòng chờ dẫn cô dâu ra để ra mắt họ hàng và thắp hương cho gia tiên. Cô dâu sẽ nhận quà mừng và lời chúc từ cha mẹ và người thân, họ hàng rồi bắt đầu tiệc chiêu đãi đám cưới.

Lễ lại mặt

Lễ lại mặt sau đám cưới

Lễ lại mặt sau đám cưới

Lễ lại mặt thể hiện sự hiếu thảo của cô dâu và chú rể đối với gia đình nhà vợ. Vì ông bà ta hiểu được nỗi lòng của cô dâu khi mới xa nhà sẽ cảm thấy nhớ nhà, cô đơn nên đây là dịp để cô dâu về thăm cha mẹ mình. Còn chú rể cũng có cơ hội trò chuyện nhiều hơn với gia đình cô dâu.

Lễ lại mặt cũng là phong tục cưới hỏi miền Bắc cuối cùng. Có thể thấy rằng, mỗi một nghi lễ diễn ra đều có ý nghĩa riêng. Do đó, các gia đình nên tìm hiểu thật chi tiết để tránh gặp bất cập, khác với lễ nghi của ông bà.

Đánh giá post ngay
DMCA.com Protection Status