Danh mục
Cưới hỏi là sự kiện quan trọng bậc nhất trong cuộc đời mỗi con người. Tại Việt Nam, ở mỗi vùng miền sẽ có phong thủ tục lễ cưới khác nhau, mang dấu ấn bản sắc riêng. Do đó, nếu kết hôn với người khác vùng miền hay đi dự lễ cưới, việc tìm hiểu những nét đặc trưng cơ bản về thủ tục này là rất cần thiết. Vậy bạn có biết thủ tục cưới hỏi miền Nam hiện nay diễn ra theo trình tự nào hay không?
Trình tự trong thủ tục cưới hỏi miền Nam bạn có biết ?
Thủ tục cưới hỏi miền Nam thường hướng đến sự đơn giản, đầy đủ và ấm cúng. Theo truyền thống, trình tự lễ cưới hỏi sẽ diễn ra theo trình tự 5 nghi thức cơ bản nhất là:

Trình tự trong thủ tục cưới hỏi miền Nam bạn có biết ?
tham khảo thêm: quay phóng sự cưới
Chào hỏi và đón lễ
Theo thủ tục cưới hỏi miền Nam, khi đến giờ lành, nhà trai sẽ sang nhà gái. Lúc này, đại diện hai bên gia đình sẽ gặp gỡ, bắt tay và trò chuyện với nhau. Cùng lúc đó, đội bê tráp ở nhà trai sẽ đứng thành một hàng dọc và trao lễ vật cưới cho đội bê tráp ở nhà gái. Đây là một nghi thức không chỉ có ở đám cưới miền Nam mà còn có cả ở các đám hỏi miền Bắc.
Tuy nhiên có một điểm đặc biệt ở đám miền Nam chính là khi chú rể bưng khay trầu có đèn. Trong khi đó phù rể sẽ bưng khay rượu.
Mời nước, trò truyện hai bên quan khách
Sau khi trao lễ vật xong, hai bên gia đình sẽ cùng ngồi xuống, ăn bánh, uống trà và trò chuyện, hỏi thăm nhau. Trong thủ tục cưới hỏi miền Nam, đây là một nghi thức nhằm tạo nên sự kết nối thân thiết, hiểu ẽo lẫn nhau của hai bên gia đình. Trong cuộc trò chuyện, đại diện phía nhà trai, thường là trưởng họ, sẽ thay mặt đứng lên dành những lời chúc phúc tốt đẹp nhất đến hai vợ chồng trẻ.

Sau khi dành lời chúc xong, hai bên gia đình sẽ mở lễ vật thể hiện cho việc chấp thuận và đồng ý trao con gái cho bên thông gia. Lúc này, mẹ chú rể sẽ là người trao cho nhà gái tiền mừng và quà riêng cho con dâu. Tất nhiên, giá trị quà tặng sẽ phụ thuộc vào điều kiện gia đình của nhà trai và có sự thống nhất từ trước giữa hai bên gia đình. Trong thủ tục cưới hỏi miền Nam thì thường mẹ chú rể sẽ trao trang sức được gia công từ vàng.
Đón cô dâu ra mắt
Sau khi trò chuyện xong xuôi, chú rể và mẹ sẽ cùng vào phòng cưới để đón dâu. Đây chính là lúc mà mẹ chồng sẽ tặng quà cho con dâu tương lai. Sau khi nhận xong, cô dâu sẽ nắm tay chú rể đi ra ngoài để gặp mặt hai bên gia đình.
Lễ lên đèn
Lễ lên đèn có thể nói là một trong những thủ tục đám cưới miền Nam quan trọng nhất. Người xưa thường quan niệm rằng việc cô dâu và chú rể cùng thực hiện nghi thức này sẽ khiến tình cảm càng trở nên bền vững, hạnh phúc.

Theo đó, hai cây đèn sẽ được bên nhà trai chuẩn bị từ trước đó. Sau khi đón dâu, chúng sẽ được đặt lên bàn thờ tổ tiên của nhà gái và hai vợ chồng trẻ sẽ thắp sáng đèn. Trước khi bắt đầu thì trưởng họ bên nhà gái sẽ là người tuyên bố bắt đầu. Cùng lúc trưởng họ khui nắp rượu thì cả cô dâu và chú rể sẽ từ từ tiến đến bàn thờ để cắm đèn vào chân đế. Lúc này, hai đèn phải cháy bằng nhau để đảm bảo vợ chồng bình đẳng, hòa thuận.
Hồi quả
Hồi quả được xem là bước cuối cùng trong thủ tục cưới hỏi miền Nam. Sau khi nhận lễ vật từ phía nhà trai, nhà gái sẽ lấy ra một phần nhỏ để nhà trai mang lại về. Tuy nhiên có một điều tối kỵ khi thực hiện nghi thức hồi quà này chính là các tráp lễ vật luôn phải để mở. Đồng thời số lượng trao lại cho nhà trai phải là số chẵn, không được là số lẻ. Sau khi kết thúc lễ, hai nhà sẽ tiến hành mở tiệc để chiêu đãi quan khách.
Có những lễ vật nào thường được dùng trong lễ cưới người miền Nam ?
Với trình tự nghi thức được thực hiện tương đối quy củ và chi tiết nên những lễ vật trong đám hỏi cũng là một yếu tố bạn không thể bỏ qua. Theo đó, với các đám cưới ở miền Nam thì những lễ vật bắt buộc phải có là:

- Bánh phu thê với ý nghĩa là đôi vợ chồng trẻ sẽ luôn khăng khít, gắn bó với nhau, cùng sau sống đến đầu bạc răng long.
- Heo quay hoặc gà quay cùng mâm xôi và hoa quả với ý nghĩa là cuộc sống sung túc, thịnh vượng sau này
- Lễ đen: Đây có thể hiểu là số tiền thách cưới mà nhà gái yêu cầu đối với nhà trai
- Quà tặng dành riêng cho cô dâu
Tại mỗi vùng miền đều có những quan niệm riêng về lễ cưới. Với thủ tục cưới hỏi miền Nam, mặc dù quy trình diễn ra tương đối nhiều và cần căn giờ giấc chính xác nhưng về bản chất, chúng rất đơn giản và gần gũi. Và để tìm hiểu thêm về lễ cưới tại miền Nam, bạn có thể kết nối ngay với JustMarry để được tư vấn chi tiết hơn nhé: