Danh mục
Đám cưới là sự kiện đánh dấu cột mốc đáng nhớ của một đời người. Đặc biệt, trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam, chúng ta không thể nào thiếu lễ dạm ngõ. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, nghi lễ này dần được thay đổi để phù hợp với xã hội hiện đại nhưng vẫn cần đảm bảo giữ được giá trị cốt lõi ban đầu. Vậy thực chất lễ dạm ngõ gồm những gì ? Hãy cùng JustMarry tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Ý nghĩa của lễ dạm ngõ gồm những gì
Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ ra mắt hoặc đám nói, là một nghi lễ thuộc phong tục hôn nhân của người Việt Nam. Đặc biệt, theo quan niệm của ông bà ta từ xa xưa, việc cưới xin không đơn giản chỉ là vấn đề giữa cô dâu chú rể mà còn liên quan đến mọi người trong gia đình hai bên.
Do đó, cần phải có một buổi lễ để hai bên gia đình gặp gỡ và chính thức công nhận cũng như bàn bạc chuẩn bị cho hôn nhân của đôi trẻ. Ngoài ra, ý nghĩa của lễ dạm ngõ còn là tiền đề cho một hôn nhân tốt đẹp bởi người xưa thường cho rằng “đầu có xuôi thì đuôi mới lọt”. Một lễ dạm ngõ suôn sẻ, gia đình hai bên hợp ý, thống nhất ý kiến sẽ giúp lễ cưới sau đó diễn ra thành công tốt đẹp hơn

Nắm rõ lễ dạm ngõ gồm những gì sẽ giúp việc chuẩn bị được tươm tất hơn
tham khảo thêm: chụp phóng sự cưới
Thời điểm tổ chức lễ dạm ngõ
Có thể bạn chưa biết, do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa cổ, hôn nhân của người Việt xưa vốn có đến tận 6 nghi lễ ( được gọi là lục lễ cưới hỏi) và diễn ra trong suốt 3 năm. Các nghi lễ này bao gồm: Nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thỉnh kỳ, thân nghinh. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện cũng như xu hướng hiện đại hóa, các thủ tục này dần được lược bỏ chỉ còn lại 3 nghi lễ chính đó là: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới.
Theo đó, lễ dạm ngõ sẽ được tổ chức đầu tiên. Tuy buổi lễ này diễn ra ở nhà gái nhưng thường thời điểm tổ chức sẽ do nhà trai chọn lựa và thông báo để nhà gái chuẩn bị. Thời điểm tổ chức lễ dạm ngõ có thể không nhất thiết phải chọn ngày lành tháng tốt như lễ ăn hỏi hoặc lễ cưới. Nhưng một số gia đình nếu cẩn thận vẫn có thể xem và chọn ngày tốt hoặc hợp tuổi hai bên để mọi việc được thuận lợi hơn.
Sính lễ cho lễ nạp tài là gì ?
Trong lễ dạm ngõ, ngoài việc đến xin nhà gái tổ chức ăn hỏi, cưới xin thì nhà trai còn phải thực hiện thêm thủ tục nạp tài. Về mặt ý nghĩa, sính lễ cho lễ nạp tài sẽ thể hiện thành ý của nhà trai, đồng thời tỏ lòng cảm ơn nhà gái đã có công nuôi dưỡng cô dâu tương lai của họ.
Vậy sính lễ dạm ngõ gồm những gì là đầy đủ? Tùy vào vùng miền hoặc điều kiện kinh tế hai bên, sính lễ dạm ngõ cũng như số tiền nạp tài sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn không thể nào thiếu trầu cau, chè, rượu. Một số nơi có thể sẽ chuẩn bị thêm hoa quả, bánh kẹo hoặc nữ trang.

Những sính lễ không thể thiếu trong lễ dạm ngõ
Đối với miền Nam hoặc miền Trung, tiền nạp tài sẽ được bỏ chung vào một chiếc phong bì đỏ. Riêng một số tỉnh phía Bắc, số lượng phong bì sẽ căn cứ vào số bát hương trên bàn thờ ông bà tổ tiên của nhà gái. Thông thường số tiền nạp tài này sẽ được cha mẹ cô dâu trao lại cho đôi trẻ để mua sắm lễ phục, trang sức và chuẩn bị cho việc tổ chức lễ ăn hỏi diễn ra sau đó.
Thành phần tham dự lễ dạm ngõ
Thông thường, số lượng thành viên nhà trai tham gia tối thiểu là 5 và nhiều nhất chỉ nên là 7 người, gồm có chú rể, bố mẹ cùng ông bà hoặc chú bác họ hàng ruột thịt. Khi thông báo về thời gian tổ chức lễ dạm ngõ, tốt nhất nhà trai cũng nên cho biết chính xác số lượng người tham gia để công tác chuẩn bị của nhà gái được chu đáo nhất.
Trình tự lễ dạm ngõ
Về bản chất, có thể nói lễ dạm ngõ chính là một nếp ứng xử trong văn hóa của người Việt Nam từ trước đến nay. Thông qua đó hai gia đình sẽ có cơ sở để đánh giá gia cảnh, gia phong của đối phương. Từ đó mới quyết định chính thức có nên tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân này cho đôi trẻ.
Do đó, tuy chỉ đơn giản là gặp gỡ gia đình đôi bên nhưng không vì thế mà có thể xem nhẹ buổi lễ này. Rất nhiều bạn trẻ hiện nay vẫn chưa thực sự nắm rõ trình tự lễ dạm ngõ gồm những gì để có buổi lễ trang trọng và thân mật nhất. Tuy vậy bạn cũng không cần quá lo lắng, dưới đây là một trình tự lễ dạm ngõ cơ bản bạn có tham khảo trước:
- Đầu tiên gia đình nhà trai sẽ đến nhà gái theo đúng ngày giờ đã hẹn
- Người đại diện nhà trai chào hỏi và giới thiệu các thành phần tham dự buổi lễ. Đồng thời đại diện nhà trai cũng trình bày lý do đến buổi lễ và trình ra trước mặt họ hàng hai bên sính lễ dạm ngõ gồm những gì.
- Tiếp theo, đại diện cho gia đình nhà gái cảm ơn và giới thiệu những người có mặt phía nhà gái. Sau khi nhà gái chấp nhận cho đôi trẻ đến với nhau, tất cả lễ vật nhà trai mang đến sẽ được dâng lên và thắp hương cúng trên bàn thờ gia tiên.
- Lúc này cả hai gia đình sẽ bàn bạc, thống nhất thời gian tổ chức lễ hỏi, lễ cưới cũng như việc thách cưới hoặc một số yêu cầu khác của nhà gái.
- Để kết thúc buổi lễ, nhà gái có thể mời họ hàng nhà trai ở lại dùng một bữa ăn thân mật để tạo thêm cơ hội gắn kết cho hai bên gia đình.
Lễ dạm ngõ là cơ hội ra mắt gia đình hai bên của đôi trẻ
Trên đây là những điều cần biết về lễ dạm ngõ theo phong tục cưới xin truyền thống Việt Nam. Hy vọng JustMarry đã phần nào giúp các bạn trẻ biết rõ lễ dạm ngõ gồm những gì để chuẩn bị đầy đủ và tươm tất nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ JustMarry để chúng tôi giúp các bạn lưu giữ lại những khoảnh khắc tuyệt vời của buổi lễ ra mắt đầu tiên này nhé!