Tất tần tật về nghi lễ cưới nhà thờ: Trình tự và các bước chuẩn bị

Bạn chuẩn bị kết hôn? Bạn sắp tổ chức Lễ nhà thờ? Bạn có một vạn câu hỏi về ngày lễ trọng đại đang cần được giải đáp? Vậy xin chúc mừng bạn vì đã tìm được tới đây, tìm thấy được JustMarry mình đây là một chuyên gia kể chuyện thực chiến trong lĩnh vực cưới hỏi nói chung, và lễ cưới của người công giáo nói riêng. Hãy xem JustMarry sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn trong bài viết về nghi lễ cưới nhà thờ dưới đây nhé.

1. Lễ cưới nhà thờ là gì?

Lễ cưới nhà thờ là một nghi lễ tôn giáo được tổ chức tại nhà thờ cho hai người yêu nhau kết hôn. Đây là một trong những nghi lễ cưới quan trọng nhất trong đạo Công giáo và được coi là một sự kiện linh thiêng và trang trọng.

Lễ cưới tại nhà nhờ được thực hiện bởi team JustMarry

Trong lễ cưới nhà thờ, hai người yêu nhau sẽ cam kết trước mặt Chúa và cộng đồng tôn giáo rằng họ sẽ sống cùng nhau trong tình yêu và trung thành suốt đời. Đây là một nghi lễ có ý nghĩa rất lớn đối với đôi uyên ương và cũng là dịp để gia đình và bạn bè gần gũi của hai người cùng chia vui và chúc phúc cho họ.

Sự vật hay sự việc nào cũng có từng giai đoạn và trình tự nhất định.  Và Lễ cưới nhà thờ không ngoại lệ. Vậy trình tự của một Lễ nhà thờ bao gồm những bước nào? Trình tự ra sao?

Thành phần tham dự lễ cưới nhà thờ

Trong lễ cưới nhà thờ, sẽ bao gồm: cặp đôi cô dâu và chú rể, linh mục và nhân chứng. cặp đôi dâu rể sẽ là những người chính thức kết hôn trong buổi lễ, linh mục sẽ là người chủ tế và nhân chứng sẽ là những người chứng kiến cho việc kết hôn của hai người.

cả hai bên Gia đình của cô dâu và chú rể tham dự lễ cưới nhà thờ
Thành phần tham dự lễ cưới tại nhờ

Ngoài ra, gia đình và bạn bè gần gũi của hai người cũng có thể tham dự buổi lễ để chia vui và chúc phúc cho họ.

2. Trình tự và các bước chuẩn bị cho lễ cưới nhà thờ Công giáo

Mình đã tham gia rất nhiều lễ nhà thờ của nhiều cặp đôi công giáo. Lúc đó mình có mang câu hỏi trên đi hỏi một đôi mới cưới cách đây không lâu. Hai bạn trẻ đó đã trả lời với mình rằng: trình tự của một Lễ nhà thờ gói gọn trong ba bước: chuẩn bị, tiến hành và kết thúc.

Nói thì rất gọn gàng, nhưng thực hiện thì vô cùng “ối giời” bởi có quá nhiều thứ phải thực hiện.

2.1 Cần chuẩn bị những gì cho buổi lễ cưới nhà thờ?

Giấy tờ cần thiết:

Trước khi tổ chức lễ cưới nhà thờ, hai người cần phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như giấy chứng sinh, giấy chứng nhận độc thân, giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân (nếu có), giấy phép kết hôn và giấy xác nhận của giáo xứ.

Thời gian và địa điểm

Thời gian và địa điểm tổ chức lễ cưới nhà thờ cần được thống nhất với linh mục và giáo xứ. Nên lên kế hoạch sớm để có thể đặt chỗ và chuẩn bị cho buổi lễ một cách thuận tiện.

Trang phục

Trang phục là một yếu tố quan trọng trong lễ cưới nhà thờ. Các cặp đôi nên lựa chọn trang phục trang trọng và tôn giáo, tuân theo quy định của giáo xứ. Đối với nam giới, áo vest và quần tây là lựa chọn phổ biến, trong khi đó các cô dâu thường mặc váy cưới trắng và các chú rể thường mặc áo vest và quần tây.

Trang phục lễ cưới tại nhà thờ
Trang phục lễ cưới tại nhà thờ cho cô dâu và chú rể

Lưu ý nhỏ

Bên cạnh đó,  các bạn cần cùng nhau hoàn thành khóa học làm bạn đời cấp tốc, hay còn gọi là Giáo lý hôn nhân. Khóa học này kéo dài khoảng ba tháng. Nếu tốt nghiệp sẽ được trao chứng chỉ người chồng/ người vợ tuyệt vời đến hết đời. Đồng thời được cấp phép để tiến hành triển khai Lễ nhà thờ trong thời gian sớm nhất.

Tuy nhiên, tất cả những cặp đôi đã làm Lễ nhà thờ xong đều nhắn nhủ tới mình và các bạn một điều. Đừng ngại khi nhờ sự hỗ trợ từ phía nhà thờ. Cha xứ, các Sơ, ca đoàn và những người giúp việc trong nhà thờ luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn.

2.2 Trình tự tiến hành nghi lễ gồm những gì?

Đây là phần quan trọng nhất, xúc động nhất và ý nghĩa nhất. Bởi hai người sẽ thề lời thề hôn phối, trao nhau vật chứng tình yêu trước sự chứng kiến của Chúa toàn năng và toàn thể mọi người.

Trình tự hôn lễ tại nhà thờ bao gồm 5 lễ chính:

  1. Lời nguyện nhập lễ: hay còn gọi là Lời Tổng Nguyện, là một phần trong nghi thức đầu lễ cưới Công giáo
  2. Nghi thức hôn phối: Đây là buổi lễ tiếp thep trong lễ cưới Công giáo, diễn ra sau phần Phúc âm và bài giảng
  3. Làm phép và trao nhẫn: Tiếp theo sẽ là đến làm phép lên nhẫn và trao nhẫn cưới, việc này nhằm mục đích tạo sự gắn kết cho cặp đôi làm lễ, chúc phúc cho họ có một cuộc hôn nhân hạnh phúc và suôn sẻ
  4. Đọc bốn lời nguyện: Bốn lời nguyện sẽ được Linh mục đọc trước Thiên Chúa bao gồm: Lời Nguyện Tiến Lễ, Lời Tiền Tụng, Cầu Nguyện Cho Ðôi Tân Hôn, Lời Nguyện Hiệp Lễ
  5. Lời Chúc Lành Cuối Lễ: Đây là nghi thức cuối cùng trong các nghi thức lễ cưới nhà thờ, linh mục sẽ ước nguyện
Cô dâu và chú rể làm lễ tại nhà thờ
Cô dâu và chú rể đọc lời tuyên thệ tại buổi lễ

Mình đang có bài viết chi tiết về 5 nghi lễ cưới nhà thờ nếu bạn có hứng thú có thể vào đó xem chi tiết hơn nhé!

>>> 5 nghi lễ cưới nhà thờ quan trọng mà bạn không nên bỏ qua

2.3 Kết thúc buổi lễ

Cô dâu và chú rể sẽ thực hiện nghi thức cuối cùng để chính thức bước vào đời sống hôn nhân, đó là đặt bút ký tên vào sổ hôn phối.

Cô dâu chú rể nhận giấy kết hôn
Cô dâu chú rể nhận giấy đăng ký kết hôn

Bút sà là gà ngã. Đã đưa tay ký vào sổ này là không có phương án quay đầu, vì quay đầu không phải bờ mà chỉ thấy ngay cục nợ của quãng đời còn lại. Việc có thể làm là trả hết món nợ tình nghĩa với người chung chăn gối mà thôi.

3. Để tổ chức lễ cưới nhà thờ cần điều kiện gì?

Nhiều đôi bạn trẻ yêu nhau, nhưng không được tổ chức Lễ nhà thờ chỉ vì một vài lý do không đáng có. Là người có đạo mà không được thực hiện nghi lễ này, thực sự là một điều rất buồn.

Vì vậy, để được tổ chức nghi lễ linh thiêng này, các cặp đôi ghi nhớ nhớ những điều kiện cơ bản dưới đây:

  • Cô dâu và chú rể phải là người theo tôn giáo
  • Cô dâu và chú rể phải đủ tuổi kết hôn, là cặp đôi khác giới, kết hôn trên tinh thần tự nguyện và không bị ràng buộc bởi hôn nhân khác.
  • Cô dâu và chú rể không vi phạm Giáo luật của Hội Giáo.
  • Tham gia các lớp học về hôn nhân (Giáo lý hôn nhân), hoàn thành khóa học để nhận Chứng chỉ Giáo lý hôn nhân.
  • Hoàn thiện hồ sơ Hôn nhân.

Những yếu tố này là điều kiện cơ bản nhất, nhưng cũng là những yếu tố tiên quyết cho đời sống hôn nhân sau này.

4. Điểm khác biệt giữa lễ của 2 người theo đạo với 1 người theo đạo

1. Nghi thức tuyên tín: Đây là một phần trong nghi lễ hôn phối. Trong nghi lễ này cặp đôi sẽ tuyên bố đức tin của mình trước linh mục và tất cả người tham dự.

  • 2 người theo đạo: Cả cô dâu và chú rể đều tuyên bố đức tin của mình trước linh mục và tất cả người tham dự.
  • 1 người theo đạo: Chỉ người theo đạo mới tuyên bố đức tin, người không theo đạo sẽ tuyên hứa tôn trọng đức tin của người bạn đời.

2. Nghi thức trao nhẫn:

  • 2 người theo đạo: Cả hai trao nhẫn cho nhau như lời hứa chung thủy và yêu thương.
  • 1 người theo đạo: Chỉ người theo đạo trao nhẫn cho người bạn đời, người không theo đạo có thể đặt tay lên nhẫn để thể hiện sự đồng ý.

3. Nghi thức ban phép lành:

  • 2 người theo đạo: Cha xứ sẽ ban phép lành cho cả hai vợ chồng.
  • 1 người theo đạo: Cha xứ sẽ ban phép lành cho người theo đạo, người không theo đạo có thể nhận lời chúc phúc.

4. Thánh lễ:

  • 2 người theo đạo: Lễ cưới được cử hành trong khuôn khổ của một Thánh lễ, bao gồm các phần phụng vụ như đọc sách thánh, cầu nguyện, dâng lễ vật…
  • 1 người theo đạo: Lễ cưới có thể được cử hành trong khuôn khổ của một Thánh lễ hoặc một nghi thức riêng biệt, đơn giản hơn.

Ngoài ra, còn có một số điểm khác biệt khác như:

  • Trang phục cưới: 2 người theo đạo thường mặc trang phục cưới truyền thống của người Công giáo, trong khi người không theo đạo có thể mặc trang phục lịch sự phù hợp.
  • Âm nhạc: Lễ cưới của 2 người theo đạo thường sử dụng nhạc thánh, trong khi lễ cưới của 1 người theo đạo có thể sử dụng nhạc phổ thông phù hợp.

Mẫu văn tuyên thệ trong lễ nhà thờ

Dưới đây mình sẽ chia sẽ cho các bạn mẫu văn tuyên thệ mẫu ở lễ nhà thờ của các cặp đôi công giáo, tùy vào tính cách của mỗi người các bạn có thể biến tấu lại mẫu văn bên dưới sao cho phù hợp với mình hơn:

“Anh là […], nhận em […] làm vợ và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi mạnh khỏe cũng như lúc đau yếu, để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời anh”

“Em là […], nhận […] làm chồng và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với anh, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi mạnh khỏe cũng như lúc đau yếu, để yêu thương và tôn trọng anh mọi ngày suốt đời em” 

Bên trong nhà thờ, Chúa chứng giám cho một đôi trẻ chính thức hợp nhất thành đôi.

Kết luận

Trên đây là tất cả về trình tự nghi lễ cưới tại nhà thờ và các bước chuản bị, JustMarry bài viết này sẽ giúp các cặp đôi có cái nhìn tổng quát về trình tự nghi thức và các bước chuẩn bị cần có khi tổ chức lễ cưới công giáo trong nhà thờ. 

Ngoài ra, nếu các cặp đôi nào có nhu cầu quay phim và chup hình lễ cưới công giáo thì có thể liên hệ bên mình. JustMarry hiện đang là studio cung cấp dịch vụ chụp ảnh và quay phim phóng sự cưới chuyên nghiệp và uy tín hàng đầu tại HCM, để có thể biết thêm chi tiết các cặp đôi có thể liên hệ ngay với bên mình để được tư vấn miễn phí nhé.

Đánh giá post ngay
DMCA.com Protection Status