3 Nghi Lễ Đám Cưới Quan Trọng Của Người Việt

Ông bà ta từ xa xưa đã nhận định rằng đám cưới là một trong bốn việc quan trọng của đời người: quan, hôn, tang, tế, được viết trong cuốn “ Thọ mai gia lễ” của Hồ Sỹ Tân. Chính vì thế các nghi lễ đám cưới cũng vô cùng quan trọng.

Hôm nay mời các bạn theo chân mình tìm hiểu tất tần tật về đám cưới người Việt mình nhé!

Phong tục và nghi lễ đám cưới ngày nay

Sau này khi thành lập nhà nước, các quy định về đám cưới cũng được rõ ràng hơn, trong đó chỉ rõ hai vợ chồng sau khi đăng ký kết hôn, đôi trai gái đều được pháp luật bảo vệ.

Đám cưới ngày nay đã được tinh gọn hơn nhiều so với trước nhưng vẫn giữ lại một số điểm chung như:
– Việc đăng ký kết hôn
– Lưu giữ kỷ niệm qua ảnh cưới,…
– Vật phẩm cho các nghi lễ đám cưới, nhẫn cưới,…
– Chủ hôn, đại diện gia đình hai bên.

1. Lễ dạm ngõ

Nghi lễ dạm ngõ là một trong những nghi lễ đám cưới người Việt, lúc này sau khi được sự cho phép của gia đình nhà gái, đằng trai mang vật phẩm là trầu, cau, rượu, chè,… qua để dâng lên thờ tổ tiên, đánh dấu việc hai gia đình chính thức cho hai đứa được tìm hiểu nhau.

lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ

2. Lễ ăn hỏi

Nếu không có lễ dạm ngõ mà đi thẳng vào lễ ăn hỏi sẽ bị cho là đường đột, không có trình tự. Lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn. Nhà trai mang đầy đủ lễ vật tới nhà gái để xin được nhận làm rể và được gọi đấng sinh thành của cô gái là bố, mẹ. Sau buổi lễ này, đôi bạn trẻ còn được gọi là vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ đến ngày thành hôn, chính thức ở cùng nhau.

lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi được tổ chức tại nhà gái

3. Lễ cưới, lễ thành hôn

Lễ thành hôn được cho là nghi lễ cuối cùng trong những nghi lễ cưới, lễ thành hôn thường bắt đầu bằng lễ rước dâu “Lễ vu quy”, nhà trai vẫn sẽ chuẩn bị các vật phẩm để thực hiện thêm một số nghi lễ đám cưới khác như:

Lễ nạp tài: Ở nghi lễ này, nhà trai sẽ trao của hồi môn trước sự chứng kiến đông đủ của gia đình hai bên, minh chứng cho việc xây dựng một tổ ấm mới được thuận lợi, hạnh phúc hơn.

Lễ xin dâu: Sắp đến giờ đón dâu, nhà trai mang theo rượu, trầu, cau đến để xin báo đoàn rước dâu đã tới và chuẩn bị cho việc xin dâu, đón cô dâu về nhà chồng.

Lễ rước dâu: Lúc này, nhà trai đã thành một đoàn người, trình tự đã được ấn định trước, người đại diện tiến hành thắp hương tổ tiên nhà gái, sau đó là hai vợ chồng.

Lễ tơ hồng: Trong đám cưới người Việt ta quan niệm rằng, vợ chồng đến được với nhau là do ông Tơ bà Nguyệt se duyên tác hợp thành, sau khi xong lễ rước dâu, nhà gái sẽ làm một nghi thức nhỏ cho việc này.

Lễ hợp cẩn: Được diễn ra sau khi tan tiệc tại họ nhà trai, trước giường cưới bày trầu, cau và dĩa bánh phu thê, hai vợ chồng cùng uống với nhau ly rượu được người đại diện dòng họ rót vào.

Tiệc cưới: Nếu các nghi lễ chủ yếu hướng đến tổ tiên, gia đình, anh em thân thích như các bạn đã thấy, tiệc cưới là phần dành cho sự ra mắt với toàn thể khách mới, là cắt bánh, là uống rượu giao bôi, là những lời hát chúc tụng nhau.

lễ thành hôn

Lễ thành hôn được tổ chức tại nhà hàng

Lễ lại mặt: Sau khi tất cả các nghi lễ đám cưới được diễn ra. Hai vợ chồng trở về nhà vợ, mang theo lễ vật để tỏ lòng biết ơn.

Nhìn chung, các nghi lễ có thể nhiều ít, tích hợp, tinh chỉnh mỗi vùng miền khác nhau nhưng vẫn giữ lại được nét tôn nghiêm, trân trọng các giá trị mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ sau học tập và noi theo.

Những lễ cưới đặc biệt

Bên cạnh các nghi lễ đám cưới của người Việt ta theo phong tục truyền thống, dân gian, mang tính phổ quát nhất, còn có một vài lễ cưới theo đặc thù tôn giáo hoặc tính chất về số lượng, thời điểm, con người khác nhau như đám cưới của người phật giáo, công giáo, cao đài.

1. Nghi lễ đám cưới theo đạo Phật giáo

Còn được gọi là “Lễ hằng thuận”, xin các bạn lưu ý, đức Phật không hề khuyến khích chuyện lứa đôi, nhưng trong giáo lý của Phật có chỉ dạy về bổn phận của vợ chồng đối với nhau.

Trước ngày cưới, hai người tiến hành sắm sửa lễ vật, nhang đèn, hoa quả đến chùa để nhờ Thầy làm “lễ chú nguyện”, sau đó đôi bạn trẻ đọc lời nguyện trước Tam Bảo và trao nhẫn cưới cho nhau.


Nghi lễ đám cưới theo đạo Công giáo

Nghi lễ được diễn ra tại chùa với sự trụ trì của sư thầy

2. Nghi lễ đám cưới theo đạo Công giáo

Còn được gọi là lễ “ Bí tích hôn phối” nếu đôi nam nữ theo đồng đạo. Mọi thứ đều được linh mục chuẩn bị bao gồm tuyên hứa, làm phép và trao nhẫn, tuy nhiên nghi lễ này cần được làm trước nghi lễ gia tiên.

Có một điều thú vị mình muốn chia sẽ đến các bạn, nếu như ở nước ngoài, nhà thờ có thể được thừa lệnh để trao giấy kết hôn ngay tại thời điểm làm lễ cho đôi bạn trẻ mà không cần ra chính quyền nơi sở tại để đăng ký.

3. Nghi lễ đám cưới theo đạo Cao Đài

Theo tìm hiểu của mình, có một số nguyên tắc phải tuân theo nghiêm ngặt như không được phép bỏ nhau, trừ khi ngoại tình hay thất hiểu với công cô, ngoài ra, chỉ khi nào người ngoài đạo chấp thuận nhập môn thì mới được làm “ Lễ chứng hôn”. Gia đình hai bên phải tiến hành từ tám ngày trước khi tới ngày làm lễ từ dán bố cáo tới việc đăng bát nhựt nơi Thánh thất sở tại.

Cưới chạy tang

Mặc dù theo quy định không chỉ ra việc nhà có tang gây cản trở tới việc kết hôn nhưng vì nhiều lí do như thân sinh bệnh nặng không qua khỏi hoặc sau khi làm lễ ăn hỏi mà gia đình có người mất. Việc cưới chạy tang đành phải diễn ra, nếu chờ hết thời gian chờ tang thì e là quá lâu, không tốt cho mối quan hệ giữa đôi bạn trẻ.

Đám cưới người hoa

Người hoa là một bộ phận chiếm tỉ lệ khá cao tại Việt Nam, ở lễ cưới này cũng phức tạp và nhiều nghi lễ. Ắt hẳn các bạn đều đã từng xem qua các bộ phim về cuộc sống người hoa ngày xưa, trong đó có phân cảnh nghi lễ đám cưới cầu kỳ, cô dâu chú rể đội chiếc khăn đỏ có đeo bông, làm lễ xong sẽ mở khăn và động phòng.

Có ba câu nói mà có lẽ nghe rất quen tai: nhất bái thiên địa, nhị bái cao dường, phu thê giao bái.

Cô dâu hoặc chú rể là người nước ngoài

Sau khi kết hôn, hai bên có thể thay đổi theo quốc tịch của người còn lại tùy theo luật pháp hiện hành. Các quốc gia phương Tây thường chiếm đa số trong việc cưới hỏi tại Việt Nam vì có lối sống văn minh và tôn trọng phụ nữ. Ngoài ra còn một bộ phận nhỏ có mong muốn lấy được chồng Tây, thông qua các công ty môi giới để nhằm giúp được về mặt kinh tế cho cha mẹ.Cô dâu hoặc chú rể là người nước ngoài

Chú rể là người nước ngoài

Lễ tuyên hôn

Thường xảy ra trong quân đội, ở lễ này, lễ cưới và ăn hỏi được gộp chung lại, tinh gọn, còn gọi là đám cưới một lễ, hay “lễ tuyên bố”.

Lễ thú phạt

Chúng ta thấy có rất nhiều cặp đôi bên ngoài kia được gia đình hai bên chấp thuận đến với nhau, đó là một điều tuyệt vời – song vẫn còn đó những bạn trẻ cùng hoàn cảnh, quyết sống với nhau. Khi mọi chuyện đã rồi, hai bên tìm người kết nối, làm một buổi lễ nho nhỏ để hợp thức hóa chuyện tình cảm lứa đôi.

Lời kết

Có thể thấy, hiện nay các nghi lễ đám cưới người Việt đã được tinh gọn phần nào hơn trước nhưng vẫn giữ lại những nét đẹp truyền thống. Là một sự kiện quan trọng trong đời mà ai cũng phải một lần trải qua, thấu hiểu thêm khiến bản thân chúng ta tinh tường về sự việc hơn bao giờ hết.
Hãy cùng JustMarry ngày càng đem lại những kiến thức hay cho quý độc giả nhé!

Đánh giá post ngay
DMCA.com Protection Status